SINH HOẠT CHUYÊN MÔN NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MÔN TIẾNG VIỆT – TỔ 3 NĂM HỌC 2024-2025
Sáng ngày 12/09/2024, tổ chuyên môn tổ Ba đã tổ chức thực hiện tiết dạy Chuyên đề sinh hoạt chuyên môn nghiên cứu bài học môn Tiếng Việt, bài Luyện tập: “Từ ngữ chỉ đặc điểm; Câu nêu đặc điểm” do cô giáo Hoàng Thị Thanh Xuân -GVCN lớp 3/3 giảng dạy nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tiết học diễn ra nhẹ nhàng, thú vị qua 3 hoạt động.
Hoạt động 1: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp
Học sinh được hoạt động nhóm đôi với nhiệm vụ: xếp các từ ngữ có trong bài tập 1 vào 3 nhóm (Từ ngữ chỉ màu sắc; Từ ngữ chỉ hình dáng, kích thước; Từ ngữ chỉ hương vị) vào phiếu bài tập.
Hoạt động 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ đặc điểm theo 3 nhóm nêu trên và đặt câu với 2-3 từ ngữ tìm được.
Học sinh thảo luận nhóm 4 với mục đích: Khi học sinh làm việc theo nhóm 4, các em sẽ học cách phân chia công việc, phối hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung. Học sinh cũng sẽ học cách lắng nghe và phản hồi một cách tích cực, góp phần phát triển kỹ năng ngôn ngữ và kỹ năng xã hội. Khi học sinh được tham gia vào thảo luận nhóm, các em có cơ hội chia sẻ ý kiến cá nhân và học hỏi từ các bạn. Việc này làm tăng sự hứng thú và động lực học tập, vì các em thấy rằng ý kiến của mình có giá trị và được lắng nghe.
– Học sinh hoạt động nhóm 4 với nhiệm vụ:
+ Thảo luận tìm thêm từ ngữ chỉ đặc điểm theo 3 nhóm (Từ ngữ chỉ màu sắc; Từ ngữ chỉ hình dáng, kích thước; Từ ngữ chỉ hương vị).
+ Đặt câu với 2-3 từ tìm được.
+ Viết kết quả thảo luận vào bảng nhóm.
+ Gắn kết quả làm việc của nhóm lên bảng lớp.
+ Đại diện các nhóm chia sẻ, học sinh nhận xét, đặt câu hỏi, phản biện…
Hoạt động 3: Dựa vào tranh chọn từ thích hợp thay cho ô vuông.
Học sinh làm việc cá nhân, sau đó giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”
Mục đích học thông qua trò chơ: giúp tạo ra một không khí học tập thoải mái, kích thích sự tò mò, và khơi dậy niềm đam mê học hỏi. Trò chơi giúp học sinh không cảm thấy gò bó, căng thẳng trong việc học, mà thay vào đó là sự chủ động tham gia và khám phá.
Thông qua tiết dự giờ giúp giáo viên trong tổ nắm vững các phương pháp và kỹ thuật giảng dạy, từ đó tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu, điều chỉnh và cải tiến phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp hơn với học sinh của lớp mình.
Tổ 3